Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Đây là video đầu tay và đầu tiên của mình trong series giải 1000 bài tập của Thầy Khang, mọi người xem qua và đóng góp ý kiến để cho mình hoàn thiện hơn trong những video sau. Cám ơn mọi người đã xem.




Bài 1: Tính S(n) = 1 + 2 + 3 +...+ n 



Bài 2 đến bài 19



Bài 20 đến bài 27:


\

Những video sau sẽ được cập nhật sớm nhất...

[LẬP TRÌNH CĂN BẢN] Hướng dẫn chi tiết 1000 bài KTLT

Xem thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Ở post này, mình sẽ tổng hợp tất cả tài liệu liên quan đến ngôn ngữ lập trình, các môn học và nhiều thứ khác mà mình đã sưu tầm được ở nhiều nguồn khác nhau,  mình sẽ đem lên đây share cho các bạn

1. Source code bài tập C từ A - Z
    Có các nội dung sau:
- CƠ BẢN: chứa các tập tin nguồn trong phần cơ bản
- GRAPHICS: chứa các tập tin nguồn trong phần Đồ họa máy tính
- CTDL: chứa các tập tin nguồn trong phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- LTHT: chứa các tập tin nguồn trong phần Lập trình hệ thống
- PPT: chứa các tập tin nguồn trong phần Phương pháp tính

Các bạn có thể tải xuống tài liệu này tại đây

2. Bài giảng Ngôn ngữ lập trình của Thầy Đăng Bình Phương


Các bạn có thể tải xuống tại đây

3. Giáo trình lập trình C căn bản của Aptech


Các bạn có thể tải xuống tại đây

4. Giáo trình C++ của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông


Các bạn có thể tại xuống tại đây

5. Giáo trình C/C++ của Đại học Quốc Gia Hà Nội

Các bạn có thể tải xuống tại đây

6. C++ For Beginners......Masters 2007


Các bạn có thể tải xuống tại đây

7. Ebook Lập Trình C++ và hướng đối tượng của Phạm Văn Ất
Các bạn có thể tải xuống tại đây

8. Phong cách lập trình C++
Các bạn có thể tải xuống tại đây

9. Giáo trình lập trình hướng đối tượng C/C++
Link 1: Google Drive
Link 2: Google Drive

10. Cấu trúc dữ liệu & giải thuật
Link 1: Google Drive

11. Các tài liệu C/C++ khác
Link 2: Google Drive
Link 3: Google Drive
Link 4: Google Drive
Link 5: Google Drive

12. Tài liệu về Access
Link tải xuống: Google Drive

13. Ngôn ngữ lập trình C# của KHTN
Link tải xuống: Google Drive

14. Môn Phân tích & thiết kế hệ thống
Link 1: Google Drive
Link 2: Google Drive

15. Cấu trúc máy tính
Link tải xuống: Google Drive
Link 2: Google Drive
Link 3: Google Drive

16. Công nghệ phần mềm
Link: Google Drive

17. Kỹ thuật số
Link: Google Drive

18. Toán rời rạc:
Link: Google Drive
Link: Google Drive

19. Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật
Link 1: Google Drive
Link 2: Google Drive
Link 3: Google Drive

20. Đồ họa máy tính
Link 1: Google Drive

21. Công nghệ .NET
Link: Google Drive

22. Hệ Điều Hành
Link: Google Drive
Link 2: Google Drive

23. Kỹ thuật vi xử lý
Link: Google Drive

24. Mạng máy tính
Link: Google Drive
Link 2: Google Drive

25. SQL Server
Link 1: Google Drive
Link 2: Google Drive
Link 3: Google Drive
Link 4: Google Drive

26. AI - TRÍ TUÊ NHÂN TẠO
Link 1: Google Drive

27. iOS
Link 1: Google Drive

28. KIẾN TRÚC PHẦN MỀM
Link 1: Google Drive

29. LẬP TRÌNH HỢP NGỮ
Link: Google Drive

30. ANDROID
Link: Google Drive

31. C# DESIGN PATTEM
Link: Google Drive

32. KỸ THUẬT LẬP TRÌNH
Link: Google Drive


33. C# Console & WinForm (có cả tiếng việt & tiếng anh)
Link: Google Drive


34.  LẬP TRÌNH WEBSITE
Link: Google Drive
Link: Google Drive
Link: Google Drive

35. XỬ LÝ ẢNH
Link: Google Drive
Link: Google Drive

36. OPENCV'S BOOKS
Link: Google Drive

37. AN NINH MẠNG
Link: Google Drive

Sẽ được cập nhật sớm nhất...

[TÀI LIỆU] SHARE TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Xem thêm

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016



Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì? Đây không những là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh có con đang theo học trong lĩnh vực này mà còn do chính người trong cuộc hỏi như thế. Không phải học CNTT là phải ngồi viết mã (code), đó là quan niệm sai lầm. Hãy xem 10 nghề dưới đây để hiểu rõ hơn ngành Công Nghệ Thông Tin.

1. Lập trình viên (Công nghệ thông tin)

Lập trình viên tạo ra, kiểm thử và xử lý các vấn đề của chương trình máy tính, họ cũng là người nâng cấp và sửa chữa chương trình đó. Hầu hết họ làm việc trong công ty viết và bán phần mềm, nhưng cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khác. Nhiều lập trình viên làm việc trong các lĩnh vực khác. Nhiều lập trình viên làm việc trong dự án như một chuyên gia, họ được thuê chỉ để hoàn thành một chương trình nhất định. Khi công nghệ phát triển, nhu cầu về lập trình viên làm việc cho những chức năng cơ bản của máy tính giảm đi. Tuy nhiên, nhu cầu về lập trình viên cho những chương trình nâng cao, chuyên biệt vẫn tiếp tục tăng lên.
Công việc trong ngành lập trình về cơ bản yêu cầu bằng đại học về khoa học máy tính hoặc công nghệ thông tin. Tuy nhiên, có những ví trí trong lĩnh vực này dành cho những người có chứng chỉ 2 năm. Nhà tuyển dụng khi tuyển nhân viên thường chú ý nhiều đến kinh nghiệm làm việc. Những lập trình viên kiên nhẫn, suy nghĩ logic và cẩn thận, tỉ mỉ vẫn luôn đắt giá. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có khả năng truyền đạt các thông tin kỹ thuật cho những người chưa biết.
Lương hàng năm của lập trình viên tại Mỹ dao động trong khoảng 51,500 USD tới 88,000 USD. Cơ hội thăng tiến cho các lập trình viên có năng lực là vị trí lãnh đạo hoặc quản lý.  


2. Chuyên gia phân tích hệ thống (System Analyst)

Các chuyên gia tuân thủ các bước đã được mô tả trong vòng đời hệ thống. Họ sẽ lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống mới hoặc tổ chức lại các tài nguyên máy tính của công ty để sử dụng một cách tốt nhất. Chuyên gia phân tích tuân thủ tất cả các bước trong vòng đời hệ thống bao gồm: khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.
Thông thường, vị trí phân tích hệ thống yêu cầu bằng đại học chuyên ngành khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin và kinh nghiệm chuyên môn. Kinh nghiệm làm việc thực tế với những công nghệ mới nhất được coi là lợi thế cho những người đang tìm kiếm công việc trong ngành nghề này.
Các chuyên gia phân tích hệ thống tại Mỹ có thể kỳ vọng được trả mức lương hàng năm từ 54,500 USD tới 87,500 USD. Họ có cơ hội thăng tiến lên ví trị giám đốc công nghệ hoặc các cơ hội công việc quản lý khác.

3. Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator)

Họ sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả nhất. Thêm vào đó, quản trị cơ sở dữ liệu cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ thống. Quản trị cơ sở dữ liệu là một ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Vị trí quản trị cơ sở dữ liệu thường đòi hỏi có bằng cử nhân trong ngành khoa học máy tính và hệ thống thông tin và có kinh nghiệm kỹ thuật. Những ai đã có kinh nghiệm làm việc thực tế với công nghệ mới nhất, thì sẽ có lợi thế rất lớn khi tìm kiếm công việc trong ngành này. Ứng viên cũng có thể chuyển những kỹ năng đã có trong một ngành nhất định, như tài chính, sang một ngành nghề mới là quản trị cơ sở dữ liệu. Để làm được điều này, nhiều người đã chọn giải pháp học thêm về khoa học máy tính.
Nghề quản trị cơ sở dữ liệu tại Mỹ có thể kỳ vọng mức lương từ 48,500 USD đến 85,500 USD. Cơ hội thăng tiến bao gồm các vị trí trưởng bộ phận công nghệ và các vị trí quản lý khác trong ngành công nghệ

4. Nhà quản lý hệ thống thông tin (Information System Manager)

Nhà quản lý sẽ giám sát công việc của những lập trình viên, nhà phân tích hệ thống và các chuyên gia máy tính khác. Họ là những người tạo ra và thực hiện chính sách cũng như hệ thống máy tính cho công ty. Những chuyên này cũng tham khảo ý kiến của nhà quản lý, đồng nghiệp và khách hàng để đạt mục tiêu.
Hầu hết các công ty đều tìm kiếm những người có nền tảng kỹ thuật tốt, đôi khi là nhà tư vấn, với bằng thạc sỹ kinh tế. Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm các cá nhân có khả năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Nhà quản lý hệ thống thông tin thường dành cho những ai đã từng làm cố vấn hoặc quản lý trước đó. Các doanh nghiệp và xã hội ngày càng có nhu cầu tìm những người có nhiều kinh nghiệm về máy tính và an ninh mạng, vì vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề bảo mật quan trọng.
Các nhà quản lý hệ thống thông tin có thể hưởng mức lương trung bình mỗi năm từ 79,000 USD tới 129,000 USD. Các cơ hội thăng tiến bao gồm vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

5. Chuyên gia mật mã (Cryptographer)

Mật mã học (cryptography) là ngành khoa học che giấu và khôi phục lại thông tin đã được che giấu hay mã hóa. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mật mã học thường được hiểu là giữ bí mật các thông tin. Ví dụ, thông tin cần phải giữ bí mật có thể là dữ liệu về tài chính, như thông tin về ngân hàng và số thẻ tín dụng được dùng khi mua hàng trực tuyến, hay thông tin về thư điện tử và các thông tin khác liên quan.
Chuyên gia mật mã (cryptographer) là người thiết kế hệ thống mật mã, phá vỡ hệ thống mật mã và thực hiện các nghiên các nghiên cứu về mật mã, những công việc vốn thuộc về trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin hay nhà quả trị mạng. Nhìn chung, chuyên gia mật mã là những nhà toán học, chuyên về việc tạo mã hay giải mã.
Có rất nhiều chuyên gia mật mã làm nhà tư vấn về mật mã, và luôn có những vị trí làm việc dành cho họ trong Chính phủ hay một số tập đoàn lớn. Để trở thành chuyên gia mật mã, điều kiện tiên quyết là phải có bằng tiến sỹ về mật mã. Không chỉ vậy, họ phải có kinh nghiệm sâu rộng trong cả các lĩnh vực toán học và khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin.
Chuyên gia bảo mật tại Mỹ có mức lương từ 60,000 USD tới hơn 100,000 USD mỗi năm tại Mỹ. Cơ hội thăng tiến thường phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc; lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với chuyên gia mật mã là vị trí nghiên cứu trong quân đội và các trường đại học. Những người làm ở vị trí này ngày càng được ưa chuộng và thường được lựa chọn từ các nhà toán học xuất sắc, có nhiều kinh nghiệm về khoa học máy tính và công nghệ thông tin.

Nguồn: gramy.vn

Các nghề nghiệp trong ngành Công nghệ thông tin - Phần 1

Xem thêm



Bạn đang sống trong kỷ nguyên bùng nổ của Công nghệ Thông tin (CNTT). Cả thế giới đang “cuồng” học CNTT ngay cả phụ nữ và trẻ em – phần trăm hiếm hoi trong ngành CNTT cũng thông thạo các ngôn ngữ CNTT.
Hơn hết, CNTT start-up đang dần chiếm lĩnh thị trường và thay thế các công ty truyền thống thông qua các ứng dụng online.
Cả thế giới đang “cuồng” CNTT
Từ phụ nữ, trẻ em đến Tổng thống, từ học sinh phổ thông đến người đi làm… tất cả đều đang phát “cuồng” vì CNTT.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định rằng: “Bất cứ ai cũng có thể học CNTT”

Vào ngày 8/12/2015, Barack Obama đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tự tay viết mã CNTT khi ông tham dự sự kiện Hour of Code do tổ chức phi lợi nhuận code.org tổ chức tại Nhà Trắng để khẳng định rằng bất cứ ai cũng có thể học CNTT. Ông cũng đã phát biểu: “Nếu chúng ta muốn nước Mỹ tiếp tục phát triển, các bạn trẻ cần làm chủ công nghệ giúp thay đổi cuộc sống”. Trước đó cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg cũng từng tuyên bố ông muốn học CNTT.
Những ngôi sao Hollywood như Shakira, Ashton Kutcher, Angela Bassett cùng với các lãnh đạo công nghệ lớn như Bill Gates và Mark Zuckerberg cũng có thông điệp rằng tất cả mọi người đều có thể học CNTT và hãy dành thời gian tìm hiểu về CNTT.

CNTT không kén người học

Đối với trẻ em, các quốc gia trên thế giới như Anh, Nhật, Italy, Singapore… đang chuẩn bị cho việc tích hợp CNTT vào chương trình học phổ thông. Đây sẽ sớm là môn học bắt buộc giúp trẻ tìm hiểu về ngôn ngữ CNTT phổ biến Python, Java, C++ ngay từ nhỏ. Tại Nhật, chính phủ đang khuyến khích phát triển công dân Nhật khởi nghiệp, mở doanh nghiệp tự kinh doanh. Đây là thay đổi hiếm thấy trong lịch sử chính sách Nhật vốn chú trọng phát triển các tập đoàn lớn.
Tại Việt Nam, Lãnh sự quán Hoa Kỳ đang tài trợ chương trình để đưa các kỹ năng về STEM (Khoa học công nghệ và Toán) vào các trường phổ thông tại TP HCM, phối hợp cùng với Khoa CNTT, ĐH Khoa Học Tự Nhiên HCM. Mỗi buổi học đều thu hút rất đông và hào hứng các bạn học sinh từ 8-14 tuổi.

CNTT đang “chiếm lĩnh” nền công nghiệp

Công nghệ đã bắt đầu hòa trộn và bạn chớ băn khoăn khi đang phải theo đuổi một ngành nghề hoàn toàn khác biệt. Trong kỷ nguyên này, máy tính là thứ duy nhất sẽ tồn tại và chi phối mọi hoạt động trong tương lai. CNTT đang ngày càng bành trướng, “phần mềm hóa” ngay cả những ngành nghề truyền thống (thậm chí là cả trong bóng đá) như:
• Uber – Hãng taxi được định giá hơn 40 tỷ USD sau 6 năm hoạt động mà chẳng sở hữu chiếc xe nào;
• Facebook –Gã khổng lồ trong giới công nghệ với số lượng người dùng lên tới 1,39 tỷ và một “kho tàng” thông tin, dữ liệu chưa từng thấy mà chẳng cần tốn sức góp nhặt;
• Alibaba – Tập đoàn đi đầu về thương mại điện tử và sở hữu “siêu chợ ảo” Taobao bán hàng triệu đơn hàng mỗi ngày mà chẳng sản xuất thứ gì;
• Airbnb – Chuỗi khách sạn có tới 250 nghìn phòng ở và nhà cho thuê trên toàn cầu mà chẳng sở hữu căn nhà hay mảnh đất nào;
• Instagram – Mạng xã hội ảnh mạnh nhất thế giới với 70 triệu tấm ảnh được đăng tải mỗi ngày nhưng không có lấy một nhiếp ảnh gia;
• Đội tuyển Đức bất bại trong các loạt sút luân lưu (tỷ lệ cầu thủ đá hỏng cực hiếm, ngược lại thủ môn của họ lại cản phá được rất nhiều) nhờ áp dụng công nghệ Big Data;
Và hãy thử tưởng tượng, bạn sẽ sở hữu công ty về vốn vay lớn nhất thế giới nhưng không sở hữu bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào hay công ty bất động sản lớn nhất thế giới mà không cần xây dựng tòa nhà nào. Đó chính là điều tuyệt vời “kinh khủng” mà công nghệ thông tin đang làm thay đổi thế giới. Chính sự chuyển mình này, những người start-up từ trắng tay đến thu nhập ngàn đô chỉ bằng ứng dụng CNTT, dần lấn sân và đánh bại những doanh nghiệp lâu năm nhờ sự tiện ích và hiện đại này.
Những ứng dụng Việt được nhiều người biết đến

Tương lai của bạn nằm ở ứng dụng CNTT

Bạn Nguyễn Trung Nghĩa, cử nhân ngành Công nghiệp Thực phẩm nhìn thấy tầm quan trọng của công nghệ đang học ở Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế APTECH Ấn Độ tại 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM cho hay: “Việc sản xuất dược phẩm cần đến phần mềm tính toán hóa chất một cách nhanh nhất vì trong phòng thí nghiệm các phương tiện còn nhiều hạn chế. Và đặc biệt, với xu hướng mobile phát triển như hiện nay thì ít ai chịu ngồi xuống máy tính để tính toán cáp quang hay liều lượng mà cần thực hiện nhanh chóng ngay trên điện thoại của mình. Vì vậy, mình đã nghĩ tới việc sẽ áp dụng CNTT vào ngành công nghiệp thực phẩm trong một ngày không xa.”
Đặc biệt, CNTT là ngành học rất phù hợp với tố chất của người Việt Nam vì nó đòi hỏi kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, khéo léo và chịu khó. Người học sẽ đi theo lộ trình phát triển bản thân nếu theo học CNTT như sau:
– [Sinh viên học CNTT] Tăng khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết các bài toán thực tiễn
– [Đi làm 1-3 năm] Tự xây dựng những phần mềm phục vụ cho chính bản thân và xã hội
– [>=4 năm] Tự kiếm tiền từ chính những phần mềm viết ra với mức thu nhập ngàn đô như Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hà Đông… Hoặc khởi nghiệp (start-up) để trở thành những công ty công nghệ tỉ đô.
Chưa kể đến, chính phủ đã ban hành quyết định giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân dành cho nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT. Vậy bạn còn ngần ngại gì mà không tiến gần với ngành nghề xu thế này? Hãy bắt đầu khai nghiệp ngay hôm nay và tự tạo cho mình sản phẩm riêng biệt như Tổng thống Mỹ Barack Obama từng khuyến khích “Đừng chỉ chơi game trên điện thoại, hãy học CNTT “.
Nguồn: gramy.vn

Học lập trình – Trào lưu “hot” trên thế giới

Xem thêm

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Hôm nay, mình sẽ nói về hai sai lầm lớn nhất trong quá trình học lập trình. Qua trao đổi, mình nhận thấy có khá nhiều bạn sinh viên mắc phải những sai lầm này (cá nhân mình hồi năm nhất năm hai cũng thế). Do đó, mình viết bài này để cảnh tỉnh một số bạn, đồng thời chia sẻ chút kinh nghiệm để các bạn đi theo vết xe đổ của mình ngày trước.

Câu nói hay gặp – trường em không dạy A, B, C …

Dưới đây là một mẫu đối thoại giữa mình và một bạn nào đó giấu tên
Bạn: Anh ơi, học C với C++ ra trường thì làm được gì anh?
Mình: Làm hệ thống nhúng hoặc game em nhé, lương khủng lắm đấy.
Bạn: Em thích làm Web hoặc làm app mobile cơ, C++ làm được không anh?
Mình: Không em nhé, muốn làm web thì học HTML/CSS/JS. Sau đó có thể chuyển qua làm hybrid app mobile, hoặc học Android để viết app.
Bạn: Mấy cái đó trường em không dạy anh ơi!!!
Mình: ...
Một câu mình nói mình hay được nghe các bạn nói là: trường em chỉ dạy C, trường em chỉ dạy Java, mấy thầy cô không dạy HTML hay làm Web… Mình đã từng nhắc tới vấn đề nhiều lần  này trong series Những điều trường đại học không dạy bạn. Đại học chỉ cho bạn các kiến thức nền tảng về lập trình, cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu. Họ sẽ không dạy bạn cách code như thế nào, cách dùng source control, cách sử dụng một ngôn ngữ/framework ra sao, mà bạn sẽ phải tự dạy mình!!.
Thái độ trường không dạy nên không biết là một thái độ học tập cực kỳ sai lầm. Vấn đề không phải người ta dạy cho bạn cái gì, mà là bạn có thể học được cái gì. Thái độ chờ sung rụng, có người dạy mới học này sẽ cản trở bạn trên con đường tìm hiểu cái mới, tự update kiến thức cho bản thân. Nếu giữ thái độ này, kiến thức của bạn sẽ nhanh chóng lạc hậu, lỗi thời, gây ra nhiều khó khăn trên con đường thăng tiến của bạn.

Học tập thế nào cho đúng??

Việc học phải mang tính chất chủ động chứ không phải là bị động. Bạn phải tự tìm cái cần học, tự sắp xếp thời gian để học. Bạn nào kiến thức vững, đủ kiên nhẫn để tự học thì có thể tải ebook tiếng Anh, hoặc tìm nguồn tự học trên mạng. Bạn nào kiến thức còn yếu thì có thể ra trung tâm để có người kèm cặp.
Nhà tuyển dụng chỉ cần biết bạn có kiến thức hay không, có làm được việc hay không. Họ không quan tâm là kiến thức đó bạn có được từ nhà trường, từ trung tâm hay tự học. Thứ duy nhất cần nhớ là: thầy cô, hay trung tâm cũng không thể vá lỗ hổng kiến thức hay dạy cho bạn tường tận được, mà chính bạn mới là người nỗ lực hấp thu, biến kiến thức của họ thành thứ của mình.
Chưa kể, chương trình học ở các trường bây giờ cũ xì, quanh đi quẩn lại chỉ có WinForm, WebForm, Java Servlet… . Nếu cứ “há miệng chờ sung, dạy gì học nấy”, bạn sẽ không có đủ skill cần thiết để xin việc khi ra trường đâu nhé (FSOFT tuyển Fresher vào cũng phải đào tạo lại phần lớn đấy).
Ngoài ra, đừng nghĩ rằng chỉ học một lần cho biết là xong nhé, nguy hiểm lắm. Công nghệ liên tục thay đổi, bạn cũng phải thường xuyên update để làm mới bản thân.
Trước đây mình từng có khoảng 2 năm kinh nghiệm lập trình C# và làm việc với ASP.NET MVC. Đầu tháng này, vừa lên pluralsight thì thấy ASP.NET 5 đã đổi tên thành ASP.NET Core 1, thay đổi đủ thứ từ cấu trúc project cho tới cách cấu hình và cách chạy code. Điều này làm kiến thức cũ của mình lỗi thời hết cả! Thay vì than trời trách đất, mình đành phải lên pluralsight để cập nhật kiến thức mới thôi.

Sai lầm thứ hai: Cẩn thận, chưa chắc học nhiều/xem nhiều là sẽ giỏi!!

Người Việt chúng ta có thói quen ghét ai ghét cả đường đi lối về. Khi đã tin tưởng/thần tượng ai đó thì nó nói gì cũng tin; khi đã ghét thằng nào thì nó nói gì cũng sai, cũng nhảm nhí. Thái độ này dễ làm bạn tiếp nhận sai tiếp nhận thông tin sai cách!
Mình hay đọc Tony Buổi Sáng, có những bài viết về cách nhìn cuộc sống khá hay. Thay vì hâm mộ, nuốt từng câu từng chữ của “dượng”, vẫn có những đoạn chém gió, cách nhìn mà mình không đồng tình.Tuy vậy, mình vẫn chắt lọc những điều hay, những điều tác giả muốn gửi gắm, còn mấy vấn đề mình không đồng tình thì bỏ qua thôi.
Tương tự, các bạn nên theo dõi blog mình nhưng đừng nên tin hoàn toàn những gì mình viết. Hãy tự hỏi xem: Thằng code dạo này phán như vậy đúng hay sai, có chứng cứ gì không? Cuộc sống có câu “Không có gì là vĩnh cửu”, có thể bây giờ mình cho điều đó là đúng, nhưng trong tương lại điều đó lại sai thì sao? (VD mình khuyên các bạn học JavaScript chẳng hạn). Chính mình đôi khi xem lại các bài viết cũ cũng thấy một hai chỗ võ đoán, chưa hợp lý cơ mà.
Đừng tin toàn bộ những gì sách nói, cũng đừng nuốt từng câu từng lời của tác giả. Nghe người ta nói cái gì cũng phải nghi ngờ vả kiểm chứng. Hãy xem tác giả là một thanh niên đang chém gió với mình thông qua sách, cái gì đúng thì gật gù đồng ý, cái gì sai thì mình chửi, phản bác lại liền.
Ngoài việc học nhiều, bạn còn phải biết cách lọc bỏ, chọn lựa những thông tin có ích cho mình. Những gì hay thì hãy ghi nhớ và học theo; những gì nhảm nhí thì cứ bỏ qua, coi như nó không tồn tại. Nói một cách dân dã, cuộc sống của mình do mình quyết định, tại sao phải đi tin lời tư vấn/chém gió của thằng ất ơ, của ông dượng nào đó trên mạng cơ chứ..

Kết

Sửa được hai sai lầm về thái độ học tập bị động và chọn lọc kiến thức này, bạn sẽ thấy mình trở nên vô cùng tự tin. Công nghệ A/B/C mình không biết? Chả sao, chỉ cần tự học vài buổi là xong! Càng học nhiều, bạn sẽ càng thấy việc học cái mới trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng.
Hi vọng, qua bài viết này, mình sẽ không còn phải nghe câu “em không biết cái ABC này, trường với thầy cô không dạy”, mà mình hi vọng được nghe câu: “Em đang tự tìm hiểu cái ABC anh chỉ em một số nguồn học và những điều cần lưu ý nha”.

HAI SAI LẦM LỚN NHẤT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC LẬP TRÌNH

Xem thêm

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Lập trình đang trở thành một nghề được ưa chuộng. Đó có thể là do lập trình viên đang tạo ra những ảnh hưởng quan trọng trong một thế giới mà đang ngày càng dựa vào công nghệ thông tin. Thế giới này đã thay đổi; và vì vậy chúng ta cũng có những thay đổi trong cách nhìn nhận về lập trình viên nói chung.

Tại sao các bạn gái nên hẹn hò với một lập trình viên?

Điều gì tạo nên một anh chàng có biệt danh là “geek”? Vâng, họ có một sự sùng bái lập dị về một sở thích đặc biệt nào đó (phần lớn bây giờ có lẽ là về công nghệ) và đó là một trong những định nghĩa rất dễ thương. Trong khi quay lại những năm 80 của thế kỷ trước, chúng ta không muốn bị dán nhãn là một chàng geek chút nào — vì trước đây nó thường được sử dụng với nghĩa là “nerd (anh chàng khờ khạo)”, điều này thì sẽ không còn phù hợp trong những chuẩn mực ngày nay.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên thì không làm mất giá trị của họ bởi vì chúng ta có ở đây 20 lý do tốt về tại sao bạn nên quan tâm dành cho lập trình viên một cơ hội…

1. Tận tụy

Để trở thành một geek, bạn thường bị ám ảnh với một cái gì đó liên quan đến chất lượng. Dù cho đó là cái gì, thì bạn không thể phủ nhận một điều rằng mức độ trung thành của họ vượt quá mức bình thường.
Dù cho đó là một đồ dùng công nghệ, một hệ điều hành, sách truyện tranh về siêu anh hùng, một bộ phim khoa học viễn tưởng, hay một game portal, v.v… thì các geek sẽ ăn, ngủ và thở với nó. Bạn hãy tưởng tượng về mức độ cam kết đối với bạn đời của họ cũng sẽ tương tự như vậy. Và họ sẽ chung thủy đến đầu bạc răng long.

2. Tuýp người giải quyết vấn đề

Geek rất thích giải quyết các vấn đề; chúng mang lại cho họ một chất hoóc-môn kích thích khi đánh final boss trong các trò chơi game đồ họa ưa thích hoặc đang xử lý sự cố hệ điều hành của họ.
Họ sẽ rộn ràng vui sướng trong những thử thách đó. Và bổ sung thêm cho mục thứ #1, khi họ bị cuốn vào nó, thì họ có thể bị ám ảnh về một lỗi (bug) trong hệ thống đó và họ dành nhiều giờ liền để sửa mà thậm chí không dừng lại cho một chút nghỉ ngơi.
Đó không phải là một cách tiếp cận một vấn đề tốt cho sức khỏe, nhưng nó chắc chắn mang lại cho bạn những kết quả mong muốn, đặc biệt là trong việc hỗ trợ về công nghệ.


3. Tuýp người cầu toàn

Geek là những người cầu toàn; họ tiến hành nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi thậm chí bắt đầu đặt một câu hỏi. Và bạn có thể nhìn thấy rằng một khi đã cam kết thì họ sẽ cống hiến hết sức để tìm ra những giải pháp tốt nhất và hoàn thiện nhất cho bất kỳ loại vấn đề nào ở ngoài kia.
Họ có thể trở nên tốt hơn với những câu hỏi kiểu như, “bạn biết vấn đề của bạn là gì không?”, và nên kết thúc bất kỳ cuộc tranh cãi nào có thể thậm chí trước khi họ bắt đầu.

4. Biết đánh giá

Việc phải dành một số lượng thời gian rất lớn của cuộc đời họ trong công việc và bị tẩy chay bởi các mối quan hệ xã hội, nên geek về mặt tự nhiên sẽ đánh giá cao một thực tế rằng bạn đã lựa chọn họ vì họ nổi trội hơn những người khác.
Họ đặc biệt sẽ biết ơn rằng bạn đã tìm tới anh ta để nhờ giúp đỡ những việc mà người khác không thể làm được.
Khi chúng ta đang ở trong một mối quan hệ, thường thì chúng ta muốn rằng “người kia” phải đánh giá cao chúng ta chứ không phải dạng theo kiểu ban ơn, vì vậy đây chắc chắn là một mối quan hệ cùng có lợi dạng win-win.

5. Dễ thương & Nhạy cảm

Nhiều năm ở trong môi trường bị phán xét, đe dọa và loại trừ bởi những đồng nghiệp của họ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau đã biến những geek này trở thành hoặc là những người trưởng thành luôn giận giữ hoặc là rất nhạy cảm. Nếu bạn đã gặp tuýp người thứ hai, thì bạn là người may mắn.
Những geek thường nhạy cảm nhiều hơn những chàng Joe bình thường trong xã hội, bởi vì họ biết một ngày làm việc vất vả là như thế nào. Vì vậy họ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn than vãn và làm những hành động dễ thương để vực dậy tinh thần của bạn sau một ngày làm việc tồi tệ chẳng hạn.

6. Không say mê các môn thể thao

Không giống như hầu hết những gã khác, geek rất ít khi tham gia vào các môn thể thao. Họ có những khả năng và đam mê nhiều hơn vào các hoạt động trí tuệ và các thứ liên quan đến công nghệ, vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng họ dành ít thời gian cho các môn thể thao trong những năm đầu đời.
Đây là một tin tốt lành cho những quý bà giống như bạn vì bạn sẽ không phải tha thứ cho những gã luôn thích đi chơi thể thao vào ban đêm hoặc phàn nàn về bạn trai hoặc chồng của bạn đã biến mất khi có một trận đấu thể thao đang diễn ra.

7. Ham học hỏi

Tinh thần ham học hỏi của các geek là một trong những điều làm cho họ vượt trội đối với phần còn lại của chúng ta. Họ luôn háo hức để học hỏi thêm những điều mới.
Khi phải đối mặt với một điều gì đó mà họ không thực sự biết làm như thế nào để xử lý, thì họ học hỏi và tìm cách thích nghi. Hay nói cách khác, để trở thành một geek thì đồng nghĩa với một ai đó mà sẽ không đầu hàng khi gặp những khó khăn. Điều này cũng áp dụng trong quan hệ rất tốt, nơi mà sự kiên nhẫn và nhượng bộ là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững.

8. Thông minh

Đây là một điều chắc chắn. Geek là những người thông minh và biết rất nhiều thứ. Khi họ không biết điều gì, họ sẽ hăng hái để học. Họ đã có thái độ như vậy từ khi còn trẻ và vì vậy mà đã tích lũy được một khối lượng kiến thức khổng lồ trong bộ não của họ, và tất cả luôn sẵn sàng chia sẻ với những người khác.
Khi chơi với một geek thì dứt khoát sẽ làm mở mang đầu óc cho bạn, nhưng chỉ khi nếu bạn chia sẻ cùng đam mê với họ về một điều gì đó.

9. Có đam mê

Bạn hãy nhìn cái cách mà những geek tôn thờ những nhân vật hành động siêu anh hùng của họ, và số lượng thời gian mà họ có thể bỏ ra cho việc xây dựng một bộ sưu tập của mình, đọc về ngôn ngữ lập trình của họ hoặc xem lại những bộ phim mà họ yêu thích.
Là những người có đam mê, người mà sẽ dành tất cả thời gian và nỗ lực vào những thứ mà đã chiếm lấy trái tim của họ.

10. Kiên nhẫn

Tính kiên trì mà họ có thì không ai có thể địch nổi. Ai mà có thể dành cả nhiều tháng trời “luyện công” để nâng level của các nhân vật trong trò game RPG như họ, biết mọi chi tiết của câu chuyện phía sau hoặc lập mưu để tìm ra cách tốt nhất để chiến thắng final boss trong game?
Và khi họ chiến thắng trong trò chơi, thì họ lại quay lại chơi tiếp!

11. Độc thân & luôn sẵn sàng

Một tin đáng buồn cho các geek đó là họ thường bị đánh giá thấp trong thế giới hẹn hò với các cô gái, nhưng tin tốt cho bạn đó là có rất nhiều người trong số họ ở ngoài kia. Và điều đó thì không phải là họ không dễ thương. Mà phần lớn là do họ không có thời gian hoặc không đủ tự tin để đi tán tỉnh các cô gái mà họ thích.
Nếu bạn đang được tán tỉnh bởi một anh chàng, và bạn từ chối họ chỉ bởi vì họ là một chàng geek, thì bạn sẽ trở nên hối tiếc đấy!

12. Thành công

Bill Gates, là một trong những người giàu nhất, thành công nhất và nhiều quyền lực nhất trên thế giới… và ông là một geek mà đã thay đổi thế giới thông qua tập đoàn Microsoft. Nếu bạn đang tìm kiếm một người bạn đời thành công, thì hầu hết các geek sẽ đáp ứng được tiêu chí đó.

13. Tuýp người hướng nội

Geek là những người hay suy nghĩ. Bạn sẽ có những cuộc nói chuyện hấp dẫn và nhiều thông tin hữu ích với họ, và mọi thứ thì đang thay đổi và mở rộng hơn bao giờ hết, bởi vì họ sẽ chẳng bao giờ ngừng việc nghiên cứu. Và họ chắc chắn sẽ có những phương án tốt nhất dành cho bạn.
Họ sẽ khiến cho bạn học cách yêu họ và những niềm đam mê của họ, và cuối cùng, họ sẽ khiến bạn thành yêu cái mà họ yêu thích.

14. Biết chấp nhận

Họ không phải là tuýp người sẽ để ý về cách bạn ăn mặc như thế nào, bởi vì bản thân các geek cũng không quan tâm quá nhiều tới diện mạo của họ nữa mà! Vì vậy, bạn có thể ăn mặc sao cho cảm thấy thoái mái là được mà không bao giờ cảm thấy bị áp lực.
Đây là những người sẽ luôn sống thật với họ là ai và họ yêu thích điều gì, vì vậy họ thì ít khi phán xét bạn một cách gay gắt để trở thành chính bạn như là một con người có cá tính.

15. Không thiết tha các “trò mèo vờn chuột”

Các geek thường thích những thứ có tính logic và thẳng thắn, đặc biệt là khi đến với thế giới hẹn hò khó hiểu. Những thông điệp ẩn ý và những tín hiệu bật đèn xanh khó đoán thì không được ưu tiên trong danh sách của họ về những thứ mà họ quan tâm.
Vì vậy, họ thường cởi mở khi tham gia các hoạt động xã hội và có thể mong chờ những người khác cũng làm giống như vậy. Tại sao lại phải tốn thời gian để đoán này đoán nọ khi mà bạn có thể đến thẳng trước mặt một ai đó và nói ra điều cần nói.

16. Trở nên nổi tiếng hơn

Mark Zuckerberg, Steve Jobs, Bill Gates v.v… là những geek thành công nhất trong thời đại của chúng ta. Và sẽ có nhiều người hơn thế. Ai mà biết được liệu anh chàng geek mà bạn đang hẹn hò hiện tại thì có thể sẽ trở thành một trong những người thành công như vậy trong tương lai?

17. Sẵn lòng lắng nghe

Một lý do tại sao mà các geek thường dễ thương và nhạy cảm là do là họ biết khi nào và làm sao để lắng nghe bạn đời của họ. Khi mà bạn có một ngày làm việc tồi tệ và chỉ muốn phàn nàn với một ai đó về những khó khăn trong cuộc sống, thì họ sẽ ngồi xuống và lắng nghe bạn.
Và nếu thậm chí bạn tình cờ chỉ trích họ là nguyên nhân của mọi thứ trở nên tồi tệ, thì họ sẽ chấp nhận còn hơn là chịu rủi ro tăng lên trong một cuộc cãi lộn, và chỉ để làm cho bạn cảm thấy khá hơn.

18. Có khả năng quan tâm đến những chi tiết

Với thói quen cống hiến trí tuệ tới điều mà họ yêu thích, thì geek có thể rất quan tâm tới những chi tiết nhỏ. Điều này làm cho chọ nhạy cảm trong những vấn đề tình cảm trong cuộc sống.
Một trong những kỹ năng tốt nhất mà họ có đó là khả năng nhớ những ngày trọng đại của bạn như là ngày sinh nhật và các ngày kỷ niệm khác, bởi vì không có gì qua nổi họ.

19. Có nhiều tài vặt

Vâng, tất cả chúng ta đều biết cách làm nhiều thứ thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Internet, hoặc chí ít thì chúng ta cũng nghĩ là mình có thể. Nhưng mà đối với các geek thì họ biết cả những thông tin ngầm nữa. Đó là một phần của lý do tại sao họ lại luôn luôn lên Internet, đọc và lích lũy vô số thông tin.
Bạn gặp phải một vấn đề ư? Hãy cho họ chỉ 5 phút thôi, và họ sẽ đưa ra 5 giải pháp khác nhau dành cho bạn. Nếu vấn đề đó lại nằm trong mối quan tâm của họ, thì họ có thể đưa ra cho bạn tới 10 giải pháp lận!

20. Là người đáng tin cậy

Geek thì tự bản thân họ là những người đáng tin cậy. Họ thà trở nên không nổi tiếng và sống với bản chất của chính họ còn hơn là tự bán mình để được sự công nhận của những người khác. Họ theo đuổi những điều mà họ yêu thích với đam mê và cống hiến.
Họ cũng có thể truyền cảm hứng cho bạn để sống thật với con người của mình. Trong ý nghĩa đó, việc hẹn hò với một chàng geek khiến cho bạn trở thành một người can đảm hơn.

Kết luận

Nếu bạn quyết định gắn bó cuộc sống của mình với một chàng geek, thì hãy chuẩn bị về niềm đam mê của bạn phải đồng điệu với niềm đam mê của anh ta, dù cho đó có thể là bất cứ điều gì. Điều này sẽ thấm vào trong cuộc sống của cả hai và làm cho cả hai bạn được vinh danh như là công dân gương mẫu của cuộc sống. Một điều chắc chắn là đám cưới sẽ là một bữa tiệc đầy hạnh phúc.
Nguồn: vinacode.net

20 Lý do tại sao bạn nên hẹn hò với một lập trình viên

Xem thêm