Kỹ năng lập trình giúp bạn dễ dàng kiếm việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. |
Học lập trình có rất nhiều lợi ích. Ngoài những việc rõ ràng (như có thể xây dựng các trang web và các ứng dụng di động), các kỹ năng lập trình có thể làm cho bạn nổi bật khi bạn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. NGAY CẢ cho các vị trí không liên quan đến việc viết code hàng ngày. Hoặc không dính dáng chút gì tới code!
Như người ta nói: các kỹ năng số (digital) là những kỹ năng công việc. Và đó là sự thật!
Trước khi đi sâu vào tất cả các cơ hội việc làm do kỹ năng lập trình mở ra cho bạn, hãy để tôi cung cấp một ví dụ về việc tôi đã sử dụng các kỹ năng lập trình của mình để có thể kiếm được những công việc không liên quan đến lập trình như thế nào.
Những công việc không phải lập trình tôi đã xin được bởi vì tôi có thể viết code
Hầu hết các cơ hội công việc không liên quan đến lập trình mà tôi có được là nhờ các kỹ năng của tôi liên quan đến viết lách hoặc marketing.
Một ví dụ là công việc mà tôi làm cho Josh Owens. Josh là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng Meteor.js.(Meteor.js là một "nền tảng mã nguồn mở để xây dựng web và các ứng dụng di động bằng JavaScript thuần khiết"). Ông cũng cung cấp các podcast Meteor, dạy các khóa học trực tuyến về Meteor, và giúp các startup xây dựng các ứng dụng từ Meteor. (Chưa kể rằng, một thời gian trước đây, ông là một trong những người đóng góp chính trong việc phát triển framework Ruby on Rails!)
Lần đầu tiên tôi kết nối với Josh trên mạng xã hội Twitter, đó là nơi bắt đầu của nhiều mối quan hệ nghề nghiệp lớn. Một vài message trên Twitter và một vài email sau đó, tôi đã đề cập đến kinh nghiệm copywriting của mình. Đề cập tình cờ này dẫn đến việc tôi giúp Josh viết các dự án, như project này chẳng hạn.
Mặc dù không có công việc nào trong số các việc mà tôi đã làm cho Josh liên quan thực sự đến việc viết một dòng code, nhưng sự hiểu biết về JavaScript, cách các full-stack framework làm việc, và hiểu biết về chính framework Meteor đã giúp cho tôi có thể làm tốt công việc của mình.
Và có những trường hợp khác, việc biết cách lập trình đã giúp tôi kiếm được những công việc không liên quan đến viết code trên thực tế. (Ví dụ, công việc gần đây của tôi là Tech Careers Expert cho about.com)
Đúng vậy, hầu hết các công việc tôi có được đều liên quan đến kỹ năng viết lách. Nhưng có rất nhiều lĩnh vực và các vị trí khác nơi mà biết lập trình có thể giúp bạn kiếm được việc làm. Dưới đây là 9 ví dụ mà bạn nên tham khảo:
Hãy nhớ rằng: khi nộp đơn xin việc bạn không thể đáp ứng được mọi yêu cầu. Trong thực tế, nếu bạn cố gắng theo đuổi để đáp ứng tất cả các điều kiện đó thì chúng có thể vượt quá khả năng của bạn. Hãy suy nghĩ về phần mô tả công việc mà một nhà quản lý tuyển dụng mong muốn. Họ thường khuyến cáo rằng bạn chỉ cần đáp ứng được khoảng 80% yêu cầu là được.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các quy tắc đó có thể bị phá vỡ. Và mọi thứ còn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Nếu có một công việc mà bạn nghĩ rằng mình muốn ứng tuyển, nhưng bạn chỉ đáp ứng được 70% trong số những kỹ năng được liệt kê - thì tôi khuyên bạn hãy cứ tham gia thi tuyển.
Khóa học HTML5, CSS3, JavaScript giúp bạn nhập môn lập trình dễ hơn bao giờ hết. Học viên sẽ làm quen với việc thiết kế sản phẩm web, cách thức lập trình với JavaScript, tạo hiệu ứng CSS và hoạt hình.
9 Công việc không phải lập trình mà bạn có thể đảm nhiệm tốt nếu bạn biết viết code:
Viết lách/Nội dung
1. Technical writer
Công việc này cũng giống như hầu hết việc viết lách mà tôi làm. Technical writing có thể có nghĩa là:
- Viết tài liệu nội bộ
- Tạo ra các tài liệu hỗ trợ khách hàng (hoặc hướng dẫn sử dụng)
- Hoặc là chịu trách nhiệm phát triển nội dung blog
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Một cách đơn giản: Bạn hiểu những gì bạn đang nói. Kết quả là, bạn có thể sử dụng các ngôn ngữ và thuật ngữ chính xác cho các chủ đề mà bạn đang viết về nó. Sẽ rất khó khăn để trở thành technical writer nếu bạn không nắm rõ về nội dung các chủ đề cần nói trong lòng bàn tay. Những người biết về các chủ đề nhất định (ví dụ, Ruby on Rails) sẽ nhanh chóng nhận ra nếu bạn đang cố gắng viết linh tinh về những vấn đề mà bạn không nắm rõ.
2. Instructional designer
Instructional designer cũng tương tự như technical writer, ngoại trừ việc instructional designer tập trung vào việc tạo ra các tài liệu học tập. Thông thường vị trí này liên quan đến việc tạo ra một số loại video hoặc tài liệu và các phần mềm học tập khác. Công việc của bạn có thể được sử dụng nội bộ (trong công ty) hoặc bên ngoài (cho khách hàng).
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Vai trò này liên quan đến việc giao tiếp các khái niệm kỹ thuật với những người không làm về kỹ thuật. Nhiều instructional designer không chỉ phát triển các kịch bản và nội dung, mà còn phải biết cách sử dụng các phần mềm e-learning khác nhau cũng như HTML cơ bản để định dạng nội dung trực tuyến.
Quản lý phát triển sản phẩm (Product development/Management)
3. Project manager (Quản lý dự án)
Project manager là vị trí cần thiết trong rất nhiều các ngành công nghiệp. Họ thường quản lý ngân sách cũng như các cột mốc thời gian cho các dự án, và họ cũng giải thích, phối hợp các dự án có thể phân phối, tất nhiên là bao gồm việc phối hợp với đội ngũ kỹ sư, các nhà thiết kế, và các nhà quản lý cấp trên.
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Việc giao tiếp với những người thuộc bộ phận kỹ thuật (các lập trình viên, kỹ sư, nhân viên bảo đảm chất lượng (QA ), và nhà thiết kế) là chìa khóa để quản lý dự án thành công. Trong thực tế, nhiều lần, project manager là liên kết giữa các nhóm và quản lý cấp trên. Vì vậy, nếu bạn có thể hiểu được vai trò và nhiệm vụ của mỗi người, bạn sẽ là một project manager hiệu quả hơn nhiều.
4. Product manager (Quản lý sản phẩm)
Product manager phát triển một trải nghiệm sản phẩm từ việc lập kế hoạch sản phẩm cho tới thực thi. Họ làm việc với các kỹ sư, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, và hỗ trợ để đảm bảo mục tiêu cho các sản phẩm được đáp ứng.
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Bạn cũng sẽ cần phải biết làm thế nào để giao tiếp với các thành viên đội ngũ kỹ thuật với vai trò là một product manager. Tùy thuộc vào từng công ty, một product manager có thể được dự kiến sẽ tạo ra khung sườn hoặc phác thảo ý tưởng, có nghĩa là bạn sẽ phải có kỹ năng với các công cụ nhất định và các ứng dụng yêu cầu một số hiểu biết công nghệ cơ bản. Hơn nữa, nếu bạn đang đưa ra hướng dẫn cho những người khác về cách tạo hay xây dựng cái gì đó, thì bạn phải hiểu được những hạn chế và chức năng của sản phẩm, và điều đó sẽ khiến cho công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Thiết kế
5. User experience (UX) designer (Thiết kế trải nghiệm người dùng)
UX là một lĩnh vực rộng lớn mà có thể bao gồm tất cả mọi thứ từ nghiên cứu đến thiết kế sản phẩm sao cho thân thiện với người dùng. Cuối cùng, "người sử dụng" là trung tâm thế giới đối với một chuyên gia về UX. Và mục tiêu của họ là làm cho sản phẩm hoặc các trang web dễ sử dụng nhất.
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Các nhà thiết kế UX phải cộng tác với những người khác như các product manager và kỹ sư. Bên cạnh việc phải quen thuộc với các nguyên tắc thiết kế, tiêu chuẩn tiếp cận, và các công cụ mockup, nhiều nhà thiết kế UX thành công phải biết làm thế nào để tự viết code, vì lập trình có ích trong việc tạo ra các nguyên mẫu của ứng dụng một cách nhanh chóng cũng như hiểu rõ những giới hạn mà đội ngũ các kỹ sư và lập trình viên có thể gặp phải.
6. User interface (UI) designer (Thiết kế giao diện người dùng)
UI và UX là hai thuật ngữ rất dễ gây nhầm lẫn. UI tập trung vào giao diện, hay là cái diện mạo của sản phẩm, hơn là các trải nghiệm thực tế trong việc sử dụng chức năng của một sản phẩm. Vì vậy, theo một cách hiểu đơn giản thì UI là giống như việc thiết kế, trong khi UX tập trung nhiều hơn về cấu trúc.
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Việc thiết kế giao diện người dùng đơn giản và biết những gì là có thể từ góc nhìn của nhà phát triển là rất quan trọng trong việc thiết kế UI. Là một nhà thiết kế UI, bạn sẽ cần có thể giao tiếp với các lập trình viên. Và, một lần nữa, khả năng sử dụng các công cụ tạo nguyên mẫu (prototyping) hay thậm chí viết code giả lập ứng dụng hoặc trang web sẽ đưa bạn lên một đẳng cấp cao hơn trong lĩnh vực này.
Marketing/Biz dev
7. Marketing coordinator (nhân viên tiếp thị)
Vai trò của marketing coordinator có thể khác nhau tùy từng công ty, nhưng họ thường liên quan đến việc thực hiện các sáng kiến tiếp thị, theo dõi tiến độ của chiến dịch quảng bá, chiến lược và tinh chỉnh chiến lược dựa trên kết quả thu được.
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Giống như hầu hết các nghề nghiệp khác, marketing cũng đã chuyển sang thời công nghệ số. Các thành phần tiếp thị quan trọng, ví dụ như SEO, liên quan đến một số mã HTML, và sử dụng các công cụ như Google Analytics đòi hỏi bạn phải có một mức độ kỹ năng công nghệ nào đó. Chỉ cần hiểu làm thế nào mà các trang web và thế giới Internet này làm việc cũng đã giúp bạn trở thành một nhân viên tiếp thị tốt hơn.
8. Analytics associate (Chuyên viên phân tích số liệu)
Bạn có thích việc đo lường dữ liệu? Làm việc với Excel để phát hiện các xu hướng và các khuôn mẫu? Nếu vậy thì một vị trí chuyên viên phân tích số liệu có thể phù hợp với bạn. Các công việc liên quan đến "dữ liệu lớn (big data)" đang phát triển ở mức cấp số nhân, và hầu như mọi ngành công nghiệp ngày nay đều sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định.
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Công việc phân tích đòi hỏi phải có tư duy logic và phân tích định lượng - cả hai năng lực đó được tăng cường bằng cách tích lũy các kỹ năng công nghệ. Hầu hết các công việc về dữ liệu lớn cũng liên quan đến việc sử dụng các công cụ dữ liệu trực quan, ví dụ như d3.js. (Vâng, "JS " ở đây nghĩa là JavaScript!) Và những loại kinh nghiệm lập trình (đặc biệt là trongPython hoặc R, một ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong tính toán thống kê - và Big Data) có thể là một kỹ năng tuyệt vời trong việc phân tích số liệu.
9. Growth hacker
Growth hacker là một thuật ngữ tiếp thị tương đối mới, chỉ mới xuất hiện vào năm 2010. Một growth hacker khác với một nhà tiếp thị thông thường (marketer) vì trọng tâm chính của họ là phát triển cơ sở người dùng, hay nói cách khác, làm sao để kiếm được nhiều khách hàng hơn qua các kênh khác nhau!
Theo thiên tài tiếp thị Neil Patel và Bronson Taylor, thì "các growth hacker, sử dụng kiến thức của họ về sản phẩm và phân phối, tìm kiếm một cách khéo léo dựa trên công nghệ, con đường cho sự tăng trưởng đó đôi khi vượt quá giới hạn của những gì được dự kiến hoặc tư vấn."
Tại sao việc biết lập trình sẽ giúp cho bạn làm công việc này tốt hơn:
Growth hacking, hoặc là khái niệm mua lại người dùng mới một cách nhanh chóng, thì tất cả đều liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Kiến thức trong một loạt các lĩnh vực như tiếp thị số, phân tích web, và tất nhiên là cả lập trình, là chìa khóa để giải quyết vấn đề của growth hacking. Các công việc hàng ngày liên quan đến tư duy logic - một thành phần rất quan trọng của lập trình. Và nhiều growth hacker được mong đợi sẽ có khả năng lập trình tối thiểu để tạo ra một số công cụ cho công việc như các landing page đơn giản hoặc theo dõi các liên kết (tracking link).
Kết luận
Như bạn đã thấy, việc biết lập trình có thể giúp cho bạn trúng tuyển ở rất nhiều vị trí công ăn việc làm khác nhau - ngay cả khi trách nhiệm hàng ngày của công việc đó không thực sự liên quan đến việc viết code.
Vì vậy, hãy làm cho mình trở thành một ứng cử viên nổi bật cho bất cứ vai trò nào mà bạn đang mơ ước bằng cách học lập trình ngay hôm nay.
Nguồn: techmaster.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét