Chào các bạn. Bây giờ, mình sẽ tìm hiểu về Biến và Hằng số.
Biến:
- Biến cơ bản là vị trí trong bộ nhớ máy tính được dành riêng để lưu trữ các dữ liệu được sử dụng bởi một ứng dụng.
- Mỗi biến được đặt một tên khác nhau và chỉ định một giá trị (gán giá trị) theo kiểu dữ liệu của biến đó.
- Các tên được gán cho biến được sử dụng trong đoạn code Objective-C để truy suất vào các giá trị được gán cho biến.
- Việc truy suất này có thể là đọc giá trị của biến, hoặc thay đổi giá trị của biến đó.
- Giá trị của biến cũng như biến sẽ mất đi khi ứng dụng không còn chạy nữa.
- Giá trị của biến có thể thay đổi được.
- Từ giờ về sau, khi nói, ví dụ: “cộng biến a với biến b” (đây là cách nói tắt). Bạn sẽ ngầm hiểu là cộng giá trị của biến a với giá trị của biến b lại với nhau.
- Khai báo biến trong Objcetive-C: Để hiểu việc khai báo này kỹ hơn, mình sẽ nói thêm về ngôn ngữ Objective-C. Ngôn ngữ Objective-C được phát triển từ C (nếu bạn không biết C là ngôn ngữ gì thì cũng không quan trọng lắm). Có điểm khác ở C đó là Objective-C thêm đặc tính hướng đối tượng. Hướng đối tượng là cách lập trình để hướng đến 1 đối tượng lập trình mà mình tạo ra hoặc có sẵn trong thư viện (hướng bằng cách gọi, truy suất, ...). (Đây là định nghĩa của mình, có thể hơi ngô nghê hoặc bạn chưa hiểu ngay nhưng dần dà, qua các bài viết sau về hướng đối tượng, Object và Class, bạn sẽ tự nhiên hiểu thêm thôi ^^!). Vì thế cho nên việc khai báo biến trong Objective-C cũng hoàn toàn khác với C.
- Khai báo biến thường: Biến này chứa dữ liệu và được cấp phát một vùng nhớ nhất định (tuỳ theo kiểu dữ liệu).
int Bien_A;
int Bien_B;
int Bien_Tong;
// Khai báo biến mang kiểu số thực
float CanNang;
- Khai báo biến con trỏ:
NSString *ChuoiThuNhat;
// Khai báo biến con trỏ có kiểu dữ liệu là Array (Mảng)
NSArray *MangThuNhat;
Tại sao lại có biến con trỏ, vì biến này được tạo ra mà không mang dữ liệu, nó chứa địa chỉ của dữ liệu và trỏ đến vùng nhớ của dữ liệu.
Điều này, trong quá trình lập trình bạn sẽ gặp phải trong vài bài tới khi mình giới thiệu về các loại biến con trỏ kèm theo thao tác với biến đó. Bây giờ, bạn chỉ quan tâm là: hầu hết khi khai báo biến mà kiểu của nó có chứa chữ NS ở trước (Ví dụ: NSString,NSArray, ...) Thì bạn mạnh dạn thêm dấu * (dấu sao) vào trước tên biến, bạn nhé.
Hằng số:
- Hằng số cũng là biến, nó có thể được khai báo là biến thường hay biến con trỏ.
- Giá trị của biến hằng số hoặc gọi tắt là hằng số không thể thay đổi.
- Trong thuật ngữ tin học, gọi là Read Only (nghĩa là chỉ đọc được giá trị mà không thay đổi được giá trị đó)
- Giá trị được lưu trong biến hằng số này, chỉ có thể được gán ngay khi tạo biến.
- Hằng số thường được khai báo ở đầu đoạn code hoặc Class chạy đầu tiên nhất trong ứng dụng.
- Khai báo:
// Khai báo biến hằng số mang kiểu số nguyên và gán giá trị cho hằng số vừa tạo
int const Bien_A = 5;
Kiểu dữ liệu và NSLog() (Áp dụng bài 1, bạn nhé):
int
%i: số nguyên bình thường.
%o: biểu diễn dưới hệ cơ số 8 – octal (hoặc %#o với số octal bắt đầu bằng số 0).
%x: biểu diễn dưới hệ cơ số 16 – hexa ( hoặc %#x nếu muốn định dạng bắt đầu bằng 0x).
float, double
%f: biểu diễn dưới dạng floating-point.
%e: biểu diễn dưới dạng có kí tự ‘e’.
%g: tuỳ từng giá trị float mà NSLog sẽ quyết định cách thức biểu diễn.
//NSLog dựa vào số mũ để quyết định, nếu số mũ từ -4 đến 5 thì sẽ dung %f, nếu giá trị mũ nhỏ hơn -4 hoặc lớn hơn 5 thì sẽ dùng %e.
char
%c sẽ được dùng trong NSLog để biểu diễn giá trị của một kí tự.
Chúc các bạn sử dụng biến một cách thuần thục và khai báo biến sao cho hợp lý.
Nguồn: Bài viết được biên soạn từ tinhte.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét